Kính thiên văn, cách lựa chọn và hình ảnh các thiên thể

 

Con người ngày càng phát triển thì càng tò mò hơn về vũ trụ bao la nơi họ đang sống. Đặc biệt là những vật thể họ có thể quan sát và tìm hiểu. Ví dụ như là các hành tinh, các thiên thể, các vệ tinh, hay các tinh vân trong bầu trời sâu. Và để quan sát được các vật thể trên bạn cần sở hữu cho mình một chiếc kính thiên văn.

Tuy nhiên, số lượng các thiên thể quan sát được và mức độ chi tiết sẽ phụ thuộc vào: Đường kính vật kính, chất lượng quang học của kính, địa điểm quan sát và kính nghiệm của người quan sát. Thông qua kính bạn sẽ thấy được vũ trụ nơi bạn đang sống xinh đẹp ra sao, hùng vĩ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu hình ảnh các vật thể trong vũ trụ qua kính thiên văn và chọn cho mình một chiếc kính phù hợp nhé.

Lưu ý

Trong bài viết các vật thể được chia ra so sánh hình ảnh quan sát qua các kính thiên văn:

Mặt Trời qua kính thiên văn

Mặt trời như mọi hiểu biết mà ta đã biết là một ngôi sao khổng lồ đang ở thời kì “bùng nổ”. Nó đem lại nhiệt lượng và ánh sáng cho các hành tinh trong đó có Trái Đất của chúng ta. Do đó, nó là trường hợp đặc biệt phải gắn kính lọc. Bạn cẩn thận khi quan sát nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể sử dụng kính thiên văn chính hãng bình thường với tấm lọc để ngắm mặt trời. Hoặc sử dụng kính thiên văn chuyên nghiệp dành cho mặt trời(ví dụ như dòng Made SolarMax).

Hình ảnh qua kính thiên văn nhỏ và trung bình
Kính thiên văn
Hình ảnh qua kính lớn, chất lượng tốt

Các Hành Tinh qua kính thiên văn

Hệ Mặt trời có 8 hành tinh. Nhưng chỉ có ba hành tinh có thể quan sát rõ bề mặt của hành tinh qua kính thiên văn là: Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hỏa.  Thậm chí là cả các hiện tượng thay đổi thời tiết theo thời gian trên hành tinh như mây, bão bụi…

Với sao Mộc bạn sẽ thích thú cả quá trình để có thể ngắm được hết bốn vệ tinh lớn của nó (Vệ Tinh Galileo). Chúng thường đi quả cảnh và đổ bóng lên Sao Mộc. Với Sao Thổ, hành tinh này cũng có nhiều vệ tinh. Nhưng nó lại nổi tiếng hơn với vành đai mỏng bao quanh nó. Cũng có thể gọi chúng là chiếc nhẫn của Sao Thổ.

Với Sao Hỏa, bạn sẽ thấy được bề mặt của sao, các hiện tượng như bão bụi, mây… với kính phù hợp của các hãng chất lượng như kính thiên văn Celestron Mỹ hay Kính thiên văn Meade. Bạn sẽ thấy rằng vì sao hành tinh ấy lại được gọi là Sao Hỏa.

Kính thiên văn
Kính thiên văn

Với kính thiên văn trung bình có đường kính vật kính từ 140mm trở lên thì bạn có thể nhìn thấy pha của chúng( Tròn hay Khuyết). Có thể bạn còn sẽ thấy được lớp mây mờ của Sao Kim nếu tấm màng lọc của bạn tốt.

Kính thiên văn
Hình ảnh Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Còn Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy đĩa màu xanh nhạt. Dù bạn sử dụng kính có giá trị lớn đi chăng nữa.

Mặt Trăng qua kính thiên văn

Mặt trăng chắc chắn là mục tiêu quan sát dễ nhất và ấn tượng nhất. Ở độ phóng đại thấp thì nhìn qua kính thiên văn nào cũng gần như nhau. Nhưng ở độ phóng đại lớn, kính nào chất lượng hơn sẽ cho phép bạn “phóng to”. Và tiết lộ ra vô số miệng hố (crater), khe rãnh, và  dãy núi.

Kính thiên văn
Hình ảnh qua Celestron Powerseeker 50Az
Kính thiên văn
Hình ảnh bề mặt Mặt Trăng qua kính lớn, chất lượng tốt

Các vật thể sâu trong bầu trời qua kính thiên văn

Vật thể sâu trong bầu trời là tên gọi chung cho các thiên hà, tinh vân và cụm sao. Các đối tượng ở bên ngoài Hệ mặt trời. Không giống các hành tinh, quan sát các các vật thể sâu trong bầu trời không cần thiết sử dụng độ phóng đại cao. Điều quan trọng hơn là độ mở của kính. Bởi vì lúc này bạn cần một thiết bị có thể thu nhận được nhiều ánh sáng. Yếu tố khác ảnh hưởng đến việc quan sát là bầu trời tối. Nếu bạn quan sát ở giữa một thành phố lớn, tràn ngập ánh sáng thì ngay cả khi sở hữu kính viễn vọng chính hãng chất lượng tốt có giá trị lớn cũng chẳng giúp được gì cho bạn.

Các hình ảnh  phác thảo dưới đây sẽ cho thấy mức độ chi tiết của một số vật thể sáng sâu trên bầu trời. Bạn sẽ có thể quan sát qua các kính có độ mở khác nhau, dưới một bầu trời tối hoàn hảo. (“tối” theo ý tôi là nơi bạn có thể thấy rõ được Dải ngân hà sáng vắt ngang bầu trời ):

Hình ảnh Tinh Vân Thiên Nga qua kính Nhỏ, Trung Bình, Lớn
Hình ảnh Thiên Hà Chong Chóng qua kính Nhỏ, Trung Bình, Lớn
Hình ảnh Cụm Sao Hercules qua kính Nhỏ, Trung Bình, Lớn
Hình ảnh Cụm Sao khác qua kính Trung Bình, Lớn

Bạn có thể tham khảo thêm về việc chọn kính thiên văn với bài viết Hướng dẫn chọn kính thiên văn.

Nguồn: Sưu Tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HỆ MẶT TRỜI – HỆ THÁI DƯƠNG

Tóm lược về các vành đai kỳ thú của Sao Thổ