Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Kính thiên văn, cách lựa chọn và hình ảnh các thiên thể

Hình ảnh
  Con người ngày càng phát triển thì càng tò mò hơn về vũ trụ bao la nơi họ đang sống. Đặc biệt là những vật thể họ có thể quan sát và tìm hiểu. Ví dụ như là các hành tinh, các thiên thể, các vệ tinh, hay các tinh vân trong bầu trời sâu. Và để quan sát được các vật thể trên bạn cần sở hữu cho mình một chiếc kính thiên văn. Tuy nhiên, số lượng các thiên thể quan sát được và mức độ chi tiết sẽ phụ thuộc vào: Đường kính vật kính, chất lượng quang học của kính, địa điểm quan sát và kính nghiệm của người quan sát. Thông qua kính bạn sẽ thấy được vũ trụ nơi bạn đang sống xinh đẹp ra sao, hùng vĩ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu hình ảnh các vật thể trong vũ trụ qua kính thiên văn và chọn cho mình một chiếc kính phù hợp nhé. Lưu ý Trong bài viết các vật thể được chia ra so sánh hình ảnh quan sát qua các kính thiên văn: Nhỏ: một  kính thiên văn khúc xạ   50-80 mm giá rẻ, hoặc kính phản xạ kiểu Newton 70-80 mm. Chất lượng quang học không cao. Ví dụ: dòng khúc xạ  Celestron Powerseeker 50az . Và 

HỆ MẶT TRỜI – HỆ THÁI DƯƠNG

Hình ảnh
  Bạn đã, đang hay sẽ sở hữu một chiếc  kính thiên văn ,  để bắt đầu hành trình khám phá bầu trời hay vũ trụ rộng lớn và ẩn chứa nhiều điều thú vị mà bạn sẽ bất ngờ khi được chứng kiến. Để bắt đầu bạn phải có kiến thức về những vật thể trên bầu trời và chắc chắn đó nên là về  Hệ Mặt Trời  – Hệ Thái Dương của chúng ta. Hệ Mặt Trời – Hệ Thái Dương là hệ hành tinh với Mặt Trời làm trung tâm và các thiên thể thuộc pham vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, được hình thành từ 4,6 tỷ năm trước. Giới thiệu chung về Hệ Mặt Trời – Hệ Thái Dương  Đa phần các thiên thể đều quanh Mặt Trời. Trong đó có 8 hành tinh chiếm khối lượng chủ yếu có quỹ đạo gần tròn tạo thành một mặt phẳng với Mặt Trời. Còn được gọi là mặt phẳng Hoàng Đạo. Bốn hành tinh trong vòng tròn nhỏ là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Bốn hành tinh vòng ngoài là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh vòng trong là hành tinh với cấu trúc là đá(hình thành từ đá và kim loại). Các hành tinh vòng ngoài là hành tinh